Bạn có tin không?
Người từng thi rớt đại học vài ba lần lại đi dạy luyện thi đại học cho học sinh lớp 12.
Người từng thi rớt nhiều môn chuyên ngành lại đi hướng dẫn luận văn cho các kỹ sư tương lai, rồi sau này đào tạo kỹ sư mới trong doanh nghiệp.
Người từng đập đi xây lại doanh nghiệp của mình nhiều lần lại đi cố vấn khởi nghiệp cho doanh nhân trẻ.
Đó chính là tôi!
Điều này khá khôi hài, nhất là trong một xã hội mà hầu hết mọi người đều xem trọng thành công và né tránh, sợ hãi thất bại.
Người ta đo ni đóng giày là sinh viên học giỏi thì được giữ lại trường học lên, sau đó có bằng thạc sĩ thì dạy cao đẳng, có bằng tiến sĩ thì dạy đại học, có bằng giáo sư thì dạy cao học.
Trải qua gần 40 năm cuộc đời, tôi thấy rằng mình chỉ rút ra được bài học khi thất bại nhưng vẫn đứng dậy được. Rồi từ bài học đó mà cải tiến và làm lại, cứ như vậy cho đến khi đạt được mục tiêu.
Đó chính là “công thức thành công tột đỉnh” mà Adam Khoo từng nói.
Tôi nghiệm được rằng, sự khác biệt duy nhất giữa “thành công” và “thành công tột đỉnh”, đó chính là thất bại.
Muốn thành công, có thể bạn sẽ không bao giờ thất bại. Nhưng muốn thành công tột đỉnh thì thất bại là điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Giống như một người thầy của tôi từng nói, “hãy chỉ cho tôi một người chưa bao giờ thất bại, tôi đảm bảo với bạn rằng người này cũng chưa bao giờ đạt được thành tựu to lớn nào trong đời”.
Tuy nhiên ở một góc độ khác, không thể nào “làm mà cứ trông chờ thất bại”. Tâm thái ở đây, chính là biết đón nhận. Có nghĩa là cách bạn đón nhận một thành công như thế nào, thì cũng hay đón nhận thất bại như thế đó. Sometimes you win, sometimes you lose learn.
Cách đón nhận thất bại đúng, đó là hãy tạo cơ hội cho bạn được thất bại nhỏ để có cơ hội sửa sai. Bởi có những thất bại nếu quá lớn thì nó sẽ nhấn chìm bạn.
Giống như cá nhân tôi, từng rớt rất nhiều kỳ thi, rớt nhiều môn học, sau này đi làm tôi cũng từng tạo ra nhiều lỗi thiết kế, rồi mở doanh nghiệp cũng đưa ra những quyết định dùng người thiếu chuẩn xác.
Nhưng đổi lại… tôi đã đậu kỳ thi đại học cuối cùng, tôi thực hiện bài luận văn tốt nghiệp với điểm số gần tuyệt đối, tôi bàn giao kết quả cuối cùng của dự án một cách chuẩn chỉnh, tôi giữ được đội ngũ cốt lõi của mình.
Vậy nên, bạn của tôi, hãy cởi mở hơn với thất bại, cho phép bản thân được học hỏi và sửa sai từ thất bại, rồi bạn sẽ thấy sự nghiệp vươn đến những tầm cao.
Đặc biệt, nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình làm việc sau giờ hành chính để giúp bạn nâng tầm năng lực, hãy tham khảo thêm những trao đổi của tôi về project ECIN ở đây nhé.
Cho sự thành công của bạn,
Nguyễn Long Hải.