Chia sẻ từ Nguyễn Long Hải

Lựa chọn gì khi 35 tuổi đứng trước ngã 3 đường?

Cái khó ở trong cuộc đời không phải là “không tìm được cơ hội tốt”, mà là không biết lựa chọn thế nào khi đứng giữa nhiều cơ hội tốt.

Người ở tuổi 25 thường nắm bắt bất cứ cơ hội nào mà họ có được.

Người ở tuổi 45 thường đã rõ ràng con đường và cứ thế mà theo đuổi.

Nhưng người ở tuổi 35 thì tương đối “dở hơi”. 

Những người tuổi băm này thường có thừa kinh nghiệm chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm quản lý, có dư một số tiền để dành nhưng lại không đủ để theo đuổi những hướng đầu tư dài hạn. 

Và họ đứng giữa ngã ba đường, giữa việc theo đuổi tiếp chuyên môn hay chuyển sang ngạch quản lý, giữa việc tiếp tục làm công ty này hay nhảy sang công ty mới, giữa việc tiếp tục làm công hay nhảy ra làm chủ, giữa việc tích luỹ tiếp để đủ lực đầu tư BDS hay nhảy vào những cơ hội lướt sóng đầy tính rủi may…

Nhiều khi đó là ngã ba… mươi đường mới đúng. Đường nào cũng thấy có tiềm năng, cũng muốn nhảy vào…

Nhưng phải hết sức cẩn thận, bởi nếu vấp ngã ở tuổi 35 thì sẽ rất khó để gượng dậy và rồi sa lầy vào cuộc sống cơm áo gạo tiền ở tuổi 40. 

Tôi đã từng gặp nhiều người bạn cùng trang lứa, năm nay làm ông chủ, năm sau làm nhân viên. Rồi có những người năm nay mua xe mua nhà, phất lên vì tiền điện tử, chứng khoán, năm sau lại bán hết để trả nợ nần. 

Người ta hay đổ thừa vào thời thế mỗi khi có người lên voi hay xuống chó, nhưng với tôi, tất cả đều là lựa chọn. Lựa chọn đúng thì khi nỗ lực, lựa chọn đó lại càng đúng. Ngược lại, đã chọn sai thì càng cố càng sai.

Với cá nhân, tôi từng ra đời từ rất sớm và trải qua nhiều thăng trầm. 16 tuổi tôi đã xa gia đình để trọ học, 18 tuổi bắt đầu kiếm tiền bằng sức lao động, 20 tuổi đi buôn, 22 tuổi khởi nghiệp. 

Mỗi cột mốc như vậy lại giúp tôi có thêm một vài bài học. May mắn là tôi mắc sai lầm từ rất trẻ, nên có đủ cơ hội để sửa sai và làm lại từ đầu. 

Đến tầm 25 tuổi, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc đưa ra những lựa chọn mang tính lâu dài, từ đó vạch ra con đường cho bản thân đến năm 40 tuổi và theo đuổi nó.

Chính điều này đã giúp tôi bớt “băm” để có một con đường sự nghiệp rõ ràng khi bước qua ngưỡng 35.

Những lựa chọn của tôi có thể sẽ khác bạn, vì mỗi chúng ta có một xuất phát điểm khác nhau. Ngay cả bản thân những cơ hội đến với ta cũng không rõ ràng, luôn luôn sẽ có lợi ích và cái giá phải trả. Nhưng có những “nguyên tắc vàng” mà tôi đã áp dụng để giúp mình có những quyết định đúng đắn cho sự nghiệp lâu dài. 

Dưới đây là những nguyên tắc mà tôi đã áp dụng: 

  • Không nhảy việc vì lương. Lần gần nhất đổi việc của tôi đã cách gần 10 năm, sau khi người quản lý cũ người Nhật hết nhiệm kỳ và về nước. Tôi đổi việc để tìm môi trường phù hợp, và gắn bó đến bây giờ. Với tôi, lương là một “by product”, có nghĩa là sản phẩm cộng thêm của quá trình đóng góp và tạo ra “product” chất lượng. Khi tập trung vào việc nâng cấp sản phẩm của mình, tôi lại càng nhận được thu nhập tốt hơn như một lẽ tự nhiên.
  • Không nhảy ra ngoài làm riêng toàn thời gian. Tôi khởi nghiệp từ trước khi tốt nghiệp đại học, và sau đó duy trì guồng chân trong chân ngoài từ đó đến giờ. Với tôi đây là một lựa chọn không thoải mái, bởi tôi gần như phải nỗ lực đến 200% khả năng để đảm bảo tốt việc trong việc ngoài. Nhưng đó lại là con đường mang tính ổn định và bền vững, khi ban ngày tôi có một công việc để đảm bảo cuộc sống hiện tại, buổi tối tôi lại có một business để chuẩn bị cho tương lai.
  • Không đầu tư lướt sóng. Là một người làm công nghệ, thậm chí tạo ra công nghệ, nhưng tôi lại không có bất kỳ mã chứng khoán hoặc đồng tiền điện tử nào. Điều này giúp tôi giữ được sự tập trung vào việc xây dựng những nền tảng mà mình có thể kiểm soát được (như là năng lực của bản thân, năng lực đội ngũ và các quy trình vận hành doanh nghiệp), thay vì hồi hộp chờ thị trường lên xuống theo từng nhịp tim. Cuối cùng, khi các cơn bão tài chính đi qua, tôi có đủ tích luỹ để sở hữu những BĐS mang tính dài hạn, trong khi bạn bè nhiều người gần như phải làm lại từ đầu. 

Bạn của tôi, nếu để ý bạn sẽ thấy những cơ hội đến với mình thường có 2 dạng “make money” – kiếm tiền và “build cashflow” – xây dựng dòng tiền. 

Điều này trong nhiều trường hợp cũng dùng để xác định mục tiêu làm việc của mỗi cá nhân. 

Giống như một người nếu chỉ tìm cách nhảy việc để tăng lương, có nghĩa là họ đang tìm cách make money. Và một người tìm công việc phù hợp để làm việc, đóng góp và cùng xây dựng doanh nghiệp, người đó đang “build cashflow”. 

Khi make money, bạn sẽ có tiền. Còn khi build cashflow, bạn sẽ có cả tiền và sự ổn định, dĩ nhiên cách này cần thời gian và cả sự cam kết lâu dài. 

Tôi cũng đã từng tìm cách make money khi còn trẻ, nhưng tôi đã rất sớm tìm cách build cashflow khi ở ngưỡng 25. Nhờ đó sự nghiệp của tôi được nâng tầm lên một trang mới. 

Trong vài năm nay, tôi và đội ngũ cũng đang mở rộng project ECIN – cũng là một chương trình dài hơi, cần sự hợp tác của những bạn bè mong muốn build cashflow.
Tôi khuyến khích bạn khi ở ngưỡng tuổi băm, thậm chí là trẻ hơn, nên tìm cách để build cashflow để hướng đến những giá trị lâu dài. Tin rằng bạn cũng sẽ gặt được quả ngọt trong 5-10 năm tới. 

Cho sự thành công của bạn,
Nguyễn Long Hải.