Home / Blog / Business Learning / Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Tuổi thơ người Việt không lạ lẫm gì với câu chuyện về cuộc đua giữa rùa và thỏ. Nhưng không nhiều người biết rằng, hàm chứa trong đó là những triết lý kinh doanh đáng để học hỏi

1. Thỏ, Rùa chạy thi. Thỏ khởi đầu mạnh mẽ, vượt rùa rất xa và bắt đầu khám phá những điều mới trên đường. Thấm mệt, thỏ ngả mình dưới gốc cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa kiên trì, tiếp tục cuộc đua và thắng cuộc.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 2 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Câu chuyện trên thật gần gũi và đã được chứng kiến khá nhiều trong cuộc cạnh tranh của các ông lớn hiện nay.

Năm 2014, làng công nghệ thế giới chứng kiến sự thất bại của điện thoại Fire Phone do Amazon sản xuất. Điều này đã được CEO của Amazon, Jeff Bezos khẳng định trong ngày 19/12/2014 khi ông nói trong khoảng 2 năm tới sẽ không có chiếc điện thoại Fire Phone 2 nào được tung ra thị trường.

Từ sau thành công của máy đọc sách điện tử Kindle hay máy tính bảng Kindle, Amazon hy vọng chiếc smartphone này sẽ là một cú huých và có thể trực tiếp cạnh tranh với Apple và SamSung. Tuy nhiên trái với hy vọng của Jeff Bezos, người dùng tỏ ra khá thờ ơ với dự án được đầu tư tới 170 triệu này. Doanh số bán hàng ảm đạm cùng với lượng hàng tồn kho lên tới 83 triệu USD khiến Fire Phone là một trong những sản phẩm thất bại của Amazon. Amazon đã không tận dụng được lợi thế sẵn có của mình, quá vội vàng trong việc phát triển ứng dụng, nghiên cứu thị trường dẫn tới thất bại như trên.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 3 650x365 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Amazon thất bại với sản phẩm Fire Phone

Câu chuyện về sự thất bại của Nutifood cũng tiêu biểu cho việc “nhanh nhưng không chắc”. Năm 2000 Nutifood trở thành 1 trong 4 nhà sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam. Nhưng Nutifood đã không tận dụng được lợi thế của mình, quá vội vàng trong việc đầu tư trong ngành tài chính, bất động sản dẫn đến thất bại không đáng có. Chỉ trong năm 2008, công ty đã lỗ tới 148 tỷ đồng, số tiền này bằng lợi nhuận 3 năm tiếp theo cộng lại. Chỉ vì sự vội vã của mình mà Nutifood mất cơ hội thành ông lớn trong thị trường sữa Việt Nam trong thời điểm bấy giờ.

Ngược lại, thành công của Taobao trong thị trường thương mại điện tử Trung Quốc cũng chứng minh chân lý “cứ chậm mà chắc”. Thời điểm Taobao mới ra đời, “chập chững tập đi” thì ebay đã đạt doanh thu 2 tỷ USD, trở thành người khổng lồ. Nhưng nhờ những bước đi chậm, vững chắc từ việc không thu phí đăng bán sản phẩm đến việc phát triển dịch vụ thanh toán online Alipay…, Taobao đã “đá bay” ebay khỏi thị trường Trung Quốc và hiện Taobao chiếm 80% thị phần thương mại điện tử.

Bài học:

Chậm và ổn đinh sẽ mang đến sự thành công

Nhanh nhưng thiếu sự tính toán sẽ thất bại

2. Thỏ rất thất vọng, và nhận ra lý do thua cuộc. Nếu thỏ không cho mọi thứ đều đơn giản, thì rùa không thể thắng, và thỏ thách đấu lại với rùa. Kết quả: Thỏ thắng cuộc và vượt xa rùa hàng dặm.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 4 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Sau thất bại với sản phẩm New Coke, thị phần của Coca giảm mạnh và dần thuộc về Pepsi. Tuy nhiên Coca đã biết đứng lên ngay sau thất bại đó và họ nhận ra được tình yêu của người tiêu dùng dành cho sản phẩm truyền thống. Giám đốc sản xuất Donald keough đã thừa nhận “Đơn giản là tất cả thời gian, tiền bạc và các kỹ năng chúng tôi bỏ ra nghiên cứu khách hàng để cho ra một loại Cocacola mới đã không khám phá được sự gắn bó sâu sắc bên trong mà nhiều người dành cho Coca-cola nguyên thủy. Niềm đam mê dành cho Coca cola nguyên thủy, vâng phải chính từ “đam mê” đã khiến chính tôi vô cùng ngạc nhiên…”.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 8 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Coca đã giành lại thị trường nhờ Coke Classic

Vì vậy, ngay sau thất bại đó, năm 1985 Coca cola cổ điển đã được giới thiệu. Việc Coca tung ra sản phẩm Coke Classic đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút giới truyền thông Mỹ và chỉ trong thời gian ngắn Coke đã trở thành đoạn quảng cáo số 1. Niềm trung thành của người dân Mỹ với Coca ngày càng tăng lên và từ đó doanh thu cũng vậy. Nhiều người còn nhận định sự thất bại của New Coke còn mang lại cho Coca nhiều lợi ích hơn. Và chính vì thế cho đến nay Coca vẫn là đơn vị nước giải khát hàng đầu thế giới hiện nay.

Bài học: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng chậm và ổn định

3. Biết không thể nào thắng được thỏ về tốc độ, rùa suy nghĩ và thách thức thỏ một đường đua khác, với chút khác biệt. Thỏ như thường lệ chạy rất nhanh, bất chợt đến con sông chắn trước mặt mà không thể nào tìm được đường để sang. Rùa, khi đó, đã đến nơi, lội qua sông sang bên kia bờ và về đích.

Trường hợp của dịch vụ Uber tham gia vào thị trường taxi Việt Nam là một ví dụ điển hình. Vào thời điểm mà Uber bắt đầu được hình thành thì thị trường taxi Việt nam đã được phân chia rõ ràng bởi các ông lớn . Nhưng Uber đã phát triển dịch vụ khác biệt với việc gọi taxi qua phần mềm ứng dụng trên điện thoại, sử dụng những dòng xe sang trọng như Lexus, Mercedes… hay thông báo đường đi cụ thể trên smartphone. Chính từ thị trường ngách đó, Uber nhanh chóng phát triển và có được thị phần ổn định tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay dịch vụ taxi Uber đã bắt đầu có mặt tại Hà Nội và nhận được sự đón nhận của khá nhiều người dân. Nếu Uber giải quyết được các vấn đề pháp lý liên quan, sự an toàn… chắc chắn trong tương lai gần Uber sẽ là đối thủ cạnh tranh cực mạnh của các hãng taxi truyền thống.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 6 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Uber được nhiều người đón nhận vì dịch vụ cung cấp độc đáo

Bài học: Lựa chọn sân chơi phù hợp, phát huy được lợi thế của bản thân

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó

4. Qua thời gian, thỏ và rùa trở thành bạn thân thiết. Cả hai nhận ra, cuộc đua cuối có thể trở nên tốt hơn, nếu chúng cùng chung một đội. Khi bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy tới bờ sông. Rùa, sau đó tới lượt mình, cõng thỏ vượt sông. Lên bờ, đến lượt thỏ cõng rùa đưa cả hai về đích.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 5 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Cái kết khác biệt trong câu chuyện rùa và thỏ

Năm 1980 Roberto Goizueta trở thành CEO của Coca – Cola, ông phải đối mặt với bài toán khi có quá nhiều đối thủ giải khát khác nhau trong khi thị trường lại nhỏ bé. Người Mỹ chi trung bình 14 ounces cho đồ uống mỗi ngày và chỉ 2 ounces là dành cho Coke, một con số vô cùng thấp. Chính vì vậy Roberto Goizueta đã đưa ra quyết định mang tính “lạ lùng” với tập đoàn đó là không tiếp tục cạnh tranh với Pepsi mà tập trung đẩy mạnh tính phổ biến trong lòng nước Mỹ. Bởi ông cho rằng đối thủ chính lúc bấy giờ của coca không phải là Pepsi mà là các hãng nước khác, chúng chiếm tới 12 ounces. Cuối cùng Roberto Goizueta nhờ việc đặt máy bán Coke ở khắp mọi nơi giúp doanh thu nhảy vọt.

Một câu chuyện tương tự nữa với Alibaba. Việc làm ăn phất nhanh như “diều gặp gió” của Alibaba khiến cho 3 tỷ phú giàu có nhất Trung Quốc (sau Jack Ma) là chủ tịch tập đoàn bất động sản Dalian Wanda; nhà sáng lập website tìm kiếm Baidu Robin li và chủ tịch công ty mạng xã hội Tencent Mahuateng quyết định bỏ qua tranh chấp mà chung tay đối phó Alibaba. Họ quyết định tạo ra một công ty mua sắm trực tuyến với tổng số vốn đầu tư hơn 5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 814 triệu USD) để cạnh tranh trực tiếp với Alibaba vào ngày 29/8/2014. Cuộc cạnh tranh này mới chỉ bắt đầu nhưng đang thu hút sự chú ý rất lớn của dư luận và được gọi là cuộc chiến giữa 3 tỷ phú và 1 siêu tỷ phú.

Bai hoc kinh doanh tu cau chuyen rua va tho hien dai 7 Bài học kinh doanh từ câu chuyện rùa và thỏ thời hiện đại

Alibaba gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của giới tỉ phú Trung Quốc

Bài học: Đôi khi bạn cần phải bắt tay với chính đối thủ của mình để giải quyết những vấn đề khó khăn, thách thức nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty. Trong kinh doanh, việc thay đổi chiến lược phù hợp sẽ đưa đến kết quả tốt đẹp hơn là việc bạn chỉ chạy theo những gì đã sắp đặt sẵn.

Lời kết trong câu chuyện rùa và thỏ:

Đừng bào giờ ỷ lại việc mình khỏe hơn đối thủ mà lơ là, nhiều khi chỉ cần bạn lơ là một thời gian là kẻ thù đã vượt qua.

Khi thất bại, đừng nản chí hãy cố gắng làm lại từ đầu. Chắc chắn thành công sẽ đến với bạn. Thất bại đôi khi sẽ giúp bạn chăm chỉ và nỗ lực hơn.

Đừng bao giờ cũng nghĩ tới việc tranh đấu, thử bắt tay cùng phát triển xem. Kết quả thu được có thể vượt xa sức tưởng tượng của bạn.

Check Also

BỀN VỮNG HAY THẦN TỐC?

Trong suốt nhiều năm nay, tôi luôn lấy “phát triển bền vững” là trọng tâm ...

Loading Facebook Comments ...

Leave a Reply

Your email address will not be published.