Bên cạnh các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng, các vitamin và khoáng chất, cáchoạt chất tự nhiên (phytochemical) cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng nhận thấy được sự hiện diện của những hoạt chất nay trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Hoạt chất tự nhiên có tác dụng chống oxy hóa, ngăn cản sự tăng sinh của các tế bào ung thư. Những chất hóa học tự nhiên này cũng giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khớp mãn tính, suy giảm miễn dịch, v.v.
Đã có những nghiên cứu cho thấy rằng những người có chế độ ăn uống nhiều rau quả (tức là giàu hoạt chất tự nhiên) thì ít mắc phải các bệnh như tim mạch, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong một khẩu phần rau quả có đến 100 hoạt chất tự nhiên khác nhau. Lời khuyên chính là hãy ăn ít nhất 5 loại trái cây và rau quả mỗi ngày để có lượng hoạt chất tự nhiên sung túc bảo vệ cơ thể.
Có đến hàng trăm loại hoạt chất tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Dưới đây là một số những hoạt chất tự nhiên được biết đến nhiều nhất cùng những lợi ích của chúng:
Bioflavonoid: hỗ trợ hấp thu vitamin và bảo vệ vitamin C không bị oxy hóa. Các loại trái họ cam quýt là những nguồn cung cấp Bioflavonoid dồi dào.
Carotenoid: bảo vệ cơ thể phòng tránh bệnh tim mạch. Carotenoid được tìm thấy trong dưa hấu ruột vàng, cà rốt, khoai lang và bí đỏ.
Glucosinolate: chất này hỗ trợ chức năng giải độc của gan, giúp điều hòa một số tế bào bạch cầu, tăng cường hệ miễn dịch, giảm sự tăng trưởng của các khối u, đặc biệt là khối u ở ngực, gan, ruột kết, phổi, dạ dày và thực quản. Glucosinolate thường được tìm thấy trong các loại rau xanh như súp lơ xanh, cải xoăn, bắp cải, rau chân vịt, v.v
Organosulphide: là chất tạo nên tị hăng nồng của hành tây và boa rô. Chúng kích hoạt các enzyme chống ung thư, làm chậm sự hình thành các cục máu đông và giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Phytoestrogen: bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh tim mạch và chứng loãng xương. Phytoestrogen còn làm chậm sự tiến triển của bệnh ung thư. Chất này có nhiều trong các sản phẩm từ đậu nành.
Flavonoid: bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng, dị ứng và các bệnh do vi rút. Các loại thực phẩm giàu flavonoid có thể kể đến như: quả việt quất, trà xanh, sô cô la, các loại rau xanh (bông cải xanh, cải xoăn, củ hành, ớt, rau bó xôi, v.v)
Indole: giúp ngăn ngừa ung thư vú. Có nhiều trong các cây họ cải.
Isoflavone: ngăn chặn các bệnh ung thư do nội tiết tố nữ và làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Đậu nành là thực phẩm rất giàu Isoflavone.
Limonoid: Được tìm thấy trong vỏ của các loại trái cây họ cam quýt, có tác dụng bải vệ các mô ở phổi.
Lycopene: có trong cà chua, giúp phòng chống ung thư cổ tử cung, dạ dày, bàng quang, ruột kết, tuyến tiền liệt và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Axit para-coumaric: giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách ngăn trở sự phát triển của nitrosamine trong dạ dày. Chất này được tìm thấy trong đậu phộng, cà chua, cà rốt và tỏi.
Phenol và Polyphenol: tìm thấy trong trà, có khả năng phòng chống bệnh ung thư dạ dày.
Phytosterol: hợp chất này có chứa stanol, có tác dụng làm giảm sự hấp thu cholesterol từ thức ăn và theo đó làm giảm lượng cholesterol trong máu. Stanol có trong các sản phẩm từ đậu nành và bơ thực vật.
Rau củ chứa phần lớn các loại hoạt chất tự nhiên có lợi cho sức khỏe, và chúng ta đều có thể nhận diện những hoạt chất tự nhiên này thông qua màu sắc trong bữa ăn hàng ngày sẽ được giới thiệu ở những bài viết sau.