1. NGUY CƠ TỪ THỊT ĐỎ
* Mặc dù các loại thịt đỏ được ghi nhận là chứa nhiều đạm và phù hợp cho sự phát triển của thể chất. Tuy nhiên nếu sử dụng thịt đỏ không hợp lý thì bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ.
Một hóa chất được phát hiện trong thịt đỏ mới đây đã giúp giải thích tại sao ăn quá nhiều thịt nướng, thịt băm và thịt xông khói lại có hại cho sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm y tế Cleveland (Mỹ) cho thấy rằng chất cacnitin trong thịt đỏ bị phá vỡ bởi các vi khuẩn trong ruột. Điều này kích hoạt một phản ứng dây chuyền làm tăng lượng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trong những thí nghiệm trên chuột và người, các nhà khoa học phát hiện thấy rằng các vi khuẩn trong ruột có thể ăn chất cacnitin. Sau đó, chất này phân hủy thành một loại khí được gan chuyển hóa thành một chất khác có tên là TMAO. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng chất TMAO liên quan tới quá trình tích tụ mỡ trong các mạch máu, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh tim mạch và tử vong.
Tiến sĩ Stanley Hazen, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: Chất TMAO có thể chỉ là một sản phẩm do cơ thể thải ra, nhưng nó có ảnh hưởng đáng để tới quá trình chuyển hóa cholesterol và làm tích tụ cholesterol trong máu”.
Những nghiên cứu trước đây cũng cho thấy rằng ăn thịt đỏ thường xuyên có thể gây hại cho tim bởi vì loại thịt này chứa nhiều mỡ bão hòa. Vì thế các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên ăn ít thịt đỏ hơn để bảo vệ sức khỏe. “Nghiên cứu cho thấy ăn ít thịt đỏ sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bạn. Tôi thường ăn thịt đỏ 5 ngày/tuần, nhưng bây giờ tôi đã giảm số tần suất ăn thịt đỏ xuống 1 ngày/2 tuần”, tiến sĩ Stanley Hazen cho biết. Ông cũng khuyên mọi người nên sử dụng sữa chua lợi khuẩn để làm cân bằng vi khuẩn trong ruột và giúp giảm lượng vi khuẩn ăn cacnitin, từ đó giảm các tác hại về sức khỏe do ăn thịt đỏ.
* Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Các nhà nghiên cứu đã the o dõi hàng nghìn người trưởng thành trong gần 20 năm và phá thiện nhữ ng người ăn chế độ giàu protein động vật thì khả năng chết vì ung thư cao gấp 4 lần những ngư ời ăn ít đạm. Tỷ lệ này cao gần bằng nguy cơ phát triển ung thư khi hút 20 điếu thuốc mỗi ng ày.
Các nghiê n cứu trước đây từng cho thấy mối liên quan giữ a ung thư và thịt đỏ, nhưng đây là lần đầu tiên c ó nghiên cứu đo lường được nguy cơ chết người gây ra bởi việc thường xuyên ăn quá nhiều đạm.
Các tư vấn dinh dưỡng truyền thống thường tập trung khuyến cáo cắt giảm chất béo, đư ờng và muối. Tổ chức Y tế thế giới sẽ c ông bố một tư vấn mới hướng dẫn việc nên hạn chế tiêu thụ đường như ng có rất ít cảnh báo về việc lạm dụng protein.
Các nhà nghiên cứu Mỹ thấy rằng những người có chế độ ăn giàu đạm sẽ t ăng 74% khả năng chế t vì các nguyên nhân khác nhau tr ong thời gian nghiên cứu so với những người ăn ít đạm. T ỷ lệ những người này chết vì tiểu đường cũng ao hơn vài lần.
Các chuy ên gia khuyên chúng ta không nên ăn quá 300-500g thịt đỏ (bò , lợn, bê…) mỗi tuần. Tha y vì ăn thịt đỏ , hãy ăn nhiều cá và thịt gia cầm.
* Thịt đỏ và thịt trắng khác nhau như thế nào?
Xi n cùng tìm hiểu.
Trong phạm vi dinh dưỡng, Thịt là chất đạm do động v ật có vú, gia súc, chim muông cầm thú tr ên rừng, ngoài ruộng cũng như sinh vật dưới nước cung cấp. Đây là phần mềm nằm giữa da v à xương và cũng là thành phần c ấu tạo các bộ phận của cơ thể. Gia súc là nhữ ng động vật có sừng, móng chân chẻ như bò, cừu dê, heo.
* Cấu trúc
Thịt được tạo thành bởi vô số những sợi tế bào nhỏ chứa dung dịch protein, nitrogen, muối, carbohydrat, diêu tố, sinh tố, khoáng chất và chất mầu. Chung quanh sợi thịt là một dung dịch chấ t lỏng có cùng các thành phần vừa kể.
Tất cả được bao bọc bởi những màng đạm chấ t gọi là mô liên kết. Mô liên kết càng ít thì chất béo càng nhiều và thịt sẽ mềm hơn.
Thịt c ó khoảng 75% nước, 25% đạm và 5% còn lại là chất béo, carbohydrat và khoáng chất.
T ỷ lệ nước thay đổi tùy theo loại thịt, vị trí thịt tr ên con vật, tùy theo mùa tr ong năm cũng như thời tiế t của vũ trụ v ào lúc con vật bị giết mổ.
Cấu trúc của thớ thịt ảnh hư ởng tới phẩm chất thịt. Cấu trúc này tùy thuộc vào sự vận động , dinh dưỡng và tuổi của con vật.
Chúng ta thường khoái ăn món “thịt gà đi bộ”, cho là thịt chắc hơn là thịt công nghiệp, nuôi chung trong phòng hẹp, không nhúc nhích đư ợc. Theo một số tác giả, vận động nhiều làm cho thịt k ém mềm. Tuy nhiên có nghiên cứu lại nói vận động làm cơ bắp phì đại. giảm mô liên k ết, nhờ đó thịt mềm.
Thường thường , động vật về già hơi có nhiều mô liên kết hơn khi còn ít tuổi đời, do đó thịt thường dai. V ận động nhiều, tuổi cao thì thịt cứng và dai. Thịt thăn-lưng- sườn mềm hơn thịt ở v ai, bụng. Ngay sau khi con vật được hy sinh, thịt trở nên cứng; nhưng để vài ngày nó lại mềm dẻo (pliant) trở lại.
Thịt bò có mầu đỏ, bê mầu hồng nhạ t, lợn hồng xám, cừu non có mầu đỏ thẫm. Mầu của thịt là do chấ t myoglobin tạo thành. Mỡ trong các loại thịt cũng khác nhau: mỡ heo thì mềm, mầu hồng nhạt; mỡ cừu cứng; mỡ bê có rất ít chất béo còn mỡ bò thì cứng , mầu trắng hoặc tr ắng ngà.
Thịt bò có nhiều chất đạm hơn thịt lợn nhưng thịt lợn lại nhiều chất béo hơn.
Khách mua thịt thường để ý coi thịt có ngon, tươi, mềm và có dễ dàng cho việc nấu nướng.
2. THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
Một trong những bệnh viện nổi tiế ng nhất trên thế giới thay đổi quan điểm của mình về bệnh ung thư. Bệnh viện Johns Hopkins là một bệnh viện trư ờng đại học nằm ở Baltimore, Maryland ở Hoa Kỳ. Được thành lập nhờ t ài trợ từ John Hopkins, ngày hôm nay nó là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhấ t trên thế giới và năm thứ 17 liên tiếp được phân loại ở vị trí đầu tiên tr ong bảng xếp hạng của các bệnh viện tốt nhất tại Hoa Kỳ.
Sau nhiề u năm nói với mọi người hóa trị liệ u là cách duy nhất để điều trị và loại bỏ ung thư, Bệnh viện Johns Hopkins đã bắ t đầu nói với mọi người rằng có những lựa chọn thay thế khác v ới hóa trị liệu: một c ách hiệu quả để chống lại ung thư là không nuôi các tế bào ung thư với các chất dinh dưỡng cần thiết cho nó để nó không phát triển được.
* Thức Ăn Của Tế Bào Ung Thư
A . Đường : là một loại thực phẩm của bệnh ung thư. Không tiêu thụ đường là cắt bỏ một trong những nguồn quan tr ọng nhất của các tế bào ung thư. Có sản phẩm thay thế đư ờng như saccharin, nhưng chúng được làm từ Aspartame và rất có hại. Tốt hơn nên tha y thế đường bằng mật ong Manuka hay mật đường nhưng với số lượng nhỏ. Muối có chứa một hóa chất phụ gia để xuất hiện màu trắng. Một lựa chọn tốt hơn cho muối trắng là muối biển hoặc các loại muối thực vật.
B. Sữa : làm cho c ơ thể sản xuất chất nhầy, đặc biệt là trong đường ruột. Tế bào ung thư ăn chấ t nhầy. Loại bỏ sữa v à thay thế bằng sữa đậu nành, các tế bào ung thư không có gì để ăn, vì vậy nó sẽ chết.
C. Thịt đỏ : các tế bào ung thư trư ởng thành trong môi trường axit. Một chế độ ăn uống là thịt đỏ c ó tính axit, tốt nhất là ăn cá, và một chút thịt g à thay vì thịt bò ha y thịt he o. Hơn nữa, thịt chứa kháng sinh, hormon và ký sinh trùng , rất có hại, đặc biệt đối v ới những người mắc bệnh ung thư . Protein thịt khó tiêu hóa v à đòi hỏi nhiề u enzym. Thịt không tiêu hóa ở lại và hư hỏng trong cơ thể dẫn tới tạo ra các độc tố nhiều hơn.
* Góp phần giải quyết vấn đề:
1) Một chế độ ăn uống gồm 80% rau quả tươi và nước ép, ngũ cốc, hạt, các loại hạt quả, quả hạnh nhân và một ít loại trái cây đặt cơ thể trong môi trường kiềm. Chúng ta chỉ nên tiêu thụ 20% thực phẩm nấu chín, bao gồm cả đậu. Nước ép rau tươi cung cấp cho cơ thể coenzyme có thể dễ dàng hấp thu và ngấm vào các tế bào 15 phút sau khi được tiêu thụ để nuôi dưỡng và giúp định hình các tế bào khỏe mạnh. Để có được các enzyme sống, giúp xây dựng các tế bào khỏe mạnh, chúng ta phải cố gắng uống nước ép rau (tất cả, bao gồm cỏ linh thảo) và ăn nhiều rau quả tươi 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.
2) Không nên dùng cafe, trà và chocolate có chứa nhiều caffeine. Trà Xanh là một lựa chọn tốt hơn vì có chất chống ung thư. Tốt nhất là uống nước tinh khiết hoặc nước lọc để tránh các chất độc và kim loại nặng trong nước thường. Không uống nước cất vì nước này có chứa
axit.
3) Các thành các tế bào ung thư được bao phủ bởi một loại protein rất cứng. Khi không ăn thịt, những thành tế bào phóng thích nhiều enzim hơn, tấn công các protê in của các tế bào ung thư và cho phép hệ thống miễn dịch tiêu diệt các tế bào ung thư.
4) Một số chất bổ sung giúp xây dựng lại hệ thống miễn dịch: Floressence, Essiac, chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, EPA, dầu cá … giúp các tế bào để chiến đấu và tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất bổ sung khác như vitamin E được biết đến bởi vì nó gây ra apop
tose, cách bình thường của cơ thể để loại bỏ các tế bào vô dụng hoặc bị lỗi.
5) Ung thư là một c ăn bệnh của cơ thể, tâm trí và tinh thần. Một thái độ hoạt động và tích cự c hơn sẽ giúp các bệnh nhân ung thư chiến đấu và sống còn. “Giận dữ và không hiểu biết, không tha thứ sẽ đặt cơ thể vào tình trạng căng thẳng và một môi trường a xit”.
Học để c ó tâm hồn khả ái v à yêu thường với một thái độ sống tích cực là r ất có lợi cho sức khỏe . Học thư giãn và tận hưởng cuộc sống.
6) Các t ế bào ung thư không thể sống trong một môi trường dư ỡng khí (oxygénée). Luyện tập thể dục hàng ng ày, hít thở sâu giúp lấ y thêm nhiều oxy vào các tế bào. Liệu pháp oxy là một yếu tố giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
1. Không để hộp nhựa trong lò vi sóng.
2. Không để chai nước trong tủ lạnh.
3. Không để tấm nhựa trong lò vi sóng.
7) Các hoá chấ t như dioxin gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Dio xin rất có hại, đặc biệt là đối v ới các tế bào cơ thể.
Đừng để trong tủ lạnh chai nước nhựa bởi vì nhựa sẽ “đổ mồ hôi” dioxin và làm nhiễm độc nước uống.
Gần đây, Tiến sĩ Edward Fujimoto, Giám đốc chương trình Wellness ở bệnh viện Castle, xuất hiện trong một chương trình truyền hình giải thích sự nguy hiểm của dioxin.
Ông nói rằng chúng ta không nên đặt hộp nhựa trong lò vi sóng, đặc biệt là các loại thực phẩm có chứa chất béo. Ông nói rằng do sự kết hợp của chất béo và nhiệt lượng cao, nhựa sẽ truyền dioxin vào thực phẩm và do đó vào cơ thể chúng ta. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng thủy tinh như Pyrex hoặc gốm sứ để
đun nấu.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG VÀ BỆNH UNG THƯ
* Nên cân bằng các loại thức ăn và đa dạng thức ăn
Ăn những thực phẩm tươi cân bằng dinh dưỡng có thể đảm bảo sẽ không thiếu các chất dinh dưỡng mà cơ thể yêu cầu, thực ra có rất nhiều nguyên nhân
gây ra ung thư, nó không phải là do một yếu tố hay một loại thứ c ăn nào, vì vậy không thể mong muốn có được hiệu quả phòng tránh ung thư từ việc hấp
thụ một chất dinh dưỡng nào, bởi vì chất dinh dưỡngtrong nhiều loại thức ăn có tác dụng tương trợ lẫn nhau, bất cứ thành phần nào cũng không thể thiếu,
và hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn mới có thể phát huy hết giá trị dinh dưỡng của nó.
* Rau củ quả là con đường ngắn nhất để phòng tránh ung thư
Trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều gốc tự do, mà trong các loại hoa quả có chứa các nhân tử chống lại sự oxy hoá tự nhiên, những chất này có tác dụng làm giảm sự sinh sản của các tế bào ung thư; các vitamin C,E và p-carotene có trong các loại rau củ quả , và các chất khoáng vi lượng như selen, kẽm, mangan đều là những chất chống oxy hoá tự nhiên, ngoài ra các thành phần hoá học thực vật có trong rau củ quả như polyphenol, flavonoid, sterol thực vật đều là những phần tử chống ung thư.
* Có thể ăn các loại thức ăn có vị đắng
Mỗi nhà khoa học đều cho rằng: các loại thực phẩm có vị đắng như mướp đắng, rau dại là nguồn thực phẩm quan trọng cung cấp vitamin B12. Cyanide trong thành phần chính của những loại thực phẩm này không có tác dụng phá hủy đối với tế bào khỏe mạnh nhưng lại có sức tiêu diệt mạnh đối với tế bào ung thư, và có thể ức chế cytochrome enzyme trong tế bào ung thư khiến cho quá trình chuyển hóa của chúng gặp trở ngại và chết đi.
* Thường xuyên ăn những thực phẩm chua
Trong những loại hoa quả c ó vị chua chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống lại ung thư .Lact obacillus có trong sữa chua và dưa muối sẽ phân giải đường thành axit lactic, kiềm chế sự sinh sản của c ác thành phần gây hại cho đại tràng, giảm các độc tố và loại trừ các chất gây ung thư, có hiệu quả trong việc phòng tránh ung thư ruột kết, ung thư trực tràng. Chuy ên gia Bệnh viện Ung bướu cũng nhắc nhở r ằng: trong khi mọi người chú ý đến chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng thì điều quan tr ọng hơn là phải phá t hiện sớm để điều trị bệnh sớm, như vậy mới có hiệu quả cao.
4. BỐN LOẠI UNG THƯ LIÊN QUAN TỚI ĂN UỐNG
Khái niệm “Bệnh xuất phát từ miệng” thì tất cả chúng ta đều biết, tuy nhiên, trên thực tế nhiều người vẫn theo cách sống của mình, đã phát triển một số thói
quen ăn uống xấu dẫn đến ung thư. Trong nhiều loại bệnh ung thư, trong đó có bốn loại và thói quen ăn uống không lành mạnh có sự liên quan chặt chẽ có
một mối quan hệ tuyệt vời. Mọi người nên theo đó mà cảnh giác.
* Ung thư dạ dày
Theo các nghiên cứu y học phổ biến, nguy cơ mắc ung thư dạ dày có liên quan đến các chế độ ăn uống sau đây.
1. Thích ăn thực phẩm hun khói: thực phẩm trong quá trình nướng sẽ tạo ra một lượng lớn các hợp chất thơm Aromatics , có chứa chất gây ung thư mạnh như benzopyrene, là thấm vào toàn bộ thực phẩm.
2. Hàm lượng nitrat và nitrit trong nước uống và lương thực cao: các chuyên gia ung thư của bệnh viện ung bướu cho biết nitrat và nitrit trong dạ dày của cơ thể được kết hợp với các amin để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh.
3. Ăn thực phẩm bị mốc, tại khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao phát hiện lương thực và thực phẩm bị nhiễm nấm mốc nghiêm trọng , ngay cả trong dịch dạ dày của bệnh nhân ung thư dạ dày cũng được tìm thấy nấm mốc và độc tố của chúng .
4. Uống rượu: nghiện rượu có thể gây tổn hại niêm mạc dạ dày, gây ra viêm dạ dày mãn tính. Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
* Ung thư thực quản
Qua nghiên cứu, đã phát hiện ra những điểm quan trọng sau đây :
1. Thiếu vitamin A, vitamin C và vitamin E.
2. Thiếu nguyên tố vi lượng nhất định như molypden, kẽm, magiê, selen và các loại tương tự.
3. Ăn thức ăn ngâm và mốc. Khi ướp các loại thịt như cá, trong nước mắm thô để ướp cá sự hiện diện của chất nitrosamine gây ung thư. Trong thực phẩm bị mốc ngoại trừ chất nitrosamine còn có độc tố nấm mốc, các độc tố này ngoài có thể tự gây ra ung thư, và còn hỗ trợ chất nitrosamine gây ung thư.
4 .Uống rượu và hút thuốc làm cho tỷ lệ mắc ung thư thực quản tăng lên đáng kể.
* Ung thư ruột kết
1. Trong chế độ ăn uống hàng ngày có nhiều chất béo: chuyên gia ung thư của Bệnh viện ung bướu nói rằng, những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo, có tỷ lệ mắc ung thư ruột kết, ung thư trực tràng cao hơn người có chế độ ăn uống ít chất béo, điều này đã được xác nhận trong các thí nghiệm động vật.
2. Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: trong chế độ ăn uống nhiều cellulose thực vật như của các nước châu Phi thìtỷ lệ mắc ung thư ruột kết, ung thư trực tràng thấp hơn đáng kể so với ở Hoa Kỳ và các quốc gia ở Châu Âu.
* Ung thư gan
1. Trong thực phẩm nhiễm độc tố aflatoxin : tại khu vực có ngũ cốc, dầu, thực phẩm bị ô nhiễm độc tốt aflatoxin nghiêm trọng thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan và tử vong cũng rất cao.
2. Ô nhiễm nguồn nước: mức độ ô nhiễm của nước uống và nguy cơ ung thư gan có sự tương tác tích cực, trong nước bị ô nhiễm có chứa chất gây ung thư, và thúc đẩ bệnh ung thư như độc tố tảo xanh, axit humic và các loại khác ,v.v..
3. Nghiện rượu: chuyên gia ung thư Bệnh viện ung bướu cho biết nghiện rượu gây tổn thương
đáng kể đến gan, có thể gây ra suy dinh dưỡng, xơ gan, trên cơ sở đó có thể phát triển thành ung thư gan.
5. 8 THÓI QUEN XẤU DẪN ĐẾN UNG THƯ
Rất nhiều bệnh nhân ung thư nhìn lại cuộc sống của mình trong suốt một thời gian dài trước đó và họ phát hiện ra rằng họ đã “làm bạn” với những thói quen ăn uống xấu này thường xuyên, thật sự điều đó khiến họ cảm thấy hối hận nhưng đã muộn. Vậy cuối cùng thì đó là những thói quen nào? Dưới đây chuyên gia ung thư của bệnh viện Ung bướu sẽ giới thiệu cho bạn, cùng đọc và xem xét bản thân có tồn tại những vấn đề này hay không:
* Thường xuyên ăn uống bên ngoài
Rất nhiều người thường xuyên ăn uống ở ngoài vì lý do xã giao, điều này không có lợi cho sức khỏe. Chuyên gia ung thư của bệnh viện Ung bướu cho rằng, thường xuyên dùng bữa ở bên ngoài sẽ khiến ta ăn uống không có giờ cố định, thời gian dài sẽ khiến tổn thương chức năng tỳ vị. Ngoài ra, thực phẩm được bán bên ngoài đa số là đồ chiên qua dầu nóng hoặc dùng rất nhiều loại gia vị, trong đó có chứa những chất gây ung thư.
* Ăn uống không đúng giờ đúng bữa
Dường như đã trở thành căn bệnh thông thường của con người hiện đại, thực ra, điều này rất có hại cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, ăn uống không tuân theo một thói quen giờ giấc nhất định sẽ dẫn đến béo phì và ung thư dạ dày.
* Thích ăn đồ ăn khi còn rất nóng
Rất nhiều bệnh nhân ung thư ở hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư dạ dày, họ đều thích ăn những món thật nóng, nhưng những món ăn quá nóng sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc “rào chắn” ở thực quản. Khi tế bào niêm mạc bị bệnh tật xâm nhập sẽ dễ từ từ chuyển biến thành ung thư.
* Thỉnh thoảng mới ăn rau và hoa quả
Nghiên cứu cho thấy: thường xuyên ăn những đồ ăn chế biến từ thịt đỏ và thịt sẽ khiến cho nguy cơ ung thư đại tràng tăng tương ứng 29% và 50%. Vì vậy, nếu như bình thường chỉ ăn thịt, không ăn rau quả sẽ làm răng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
* Không khí bữa ăn không vui vẻ
Nếu nhưng môi trường ăn uống không được thoải mái, vui vẻ, ắt sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng tỳ vị, khiến cho vận hành tỳ vị mất đi sự điều chỉnh hài hòa, tạo điều kiện cho ung thư xâm lấn. Con người hiện đại thường vừa làm vừa ăn; một tay cầm hộp cơm, một tay vẫn đánh máy tính, làm sao có thể giữ sức khỏe tốt?
* Thường xuyên uống nhiều rượu
Uống lượng rượu vừa phải có lợi cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều thì sẽ có hại. Chuyên gia ung thư của bệnh viện Ung bướu cho biết, 90% lượng rượu được chuyển hóa ở gan, acetaldehyde trong quá trình chuyển hóa làm tế bào gan nhiễm độc tính rõ ràng, thời gian dài như vậy sẽ dẫn đến hoại tử và xơ hóa tế bào gan, nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh xơ gan, từ đó mà phát triển lên dần thành ung thư gan.
* Ăn quá no
Ăn quá no không tốt cho sức khỏe, đầu tiên sẽ tự làm tổn thương dạ dày đường ruột của mình, khi đường ruột bị quá tải sẽ khiến cho mất cân bằng chức năng dạ dày đường ruột, thời gian dài khó tránh khỏi biến chứng thành ung thư.
* Ăn uống ngấu nghiến vội vàng
Ap lực công việc và cuộc sống khiến “dân công sở” thường ở vào trạng thái căng thẳng cao độ, ăn uống cũng rất vội vàng, điều này vô cùng có hại cho sức khỏe. Ăn quá nhanh dễ tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, lâu ngày sẽ dẫn đến những suy thoái tế bào đường tiêu hóa, sinh ra các chứng viêm thậm chí dần chuyển biến thành ung thư.
6. NHỮNG SAI LẦM TRONG ĂN UỐNG VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ
Trong gia đình có người mắc bệnh, không ít người thân do có cảm giác tuyệt vọng nên cho bệnh nhân ăn nhiều thức ăn dinh dưỡng mà không để ý đến nó có tác dụng hỗ trợ cho cơ thể hay không, bởi họ tin tưởng vào nguyên tắc hỗ trợ nhiều sẽ có lợi. Trên thực tế, việc chăm sóc cho bệnh nhân cần phải căn cứ vào thực tế bệnh trạng để có quyết định hợp lý với việc ăn uống, đặc biệt là với bệnh nhân ung thư, những thực phẩm nào có thể ăn được, những thực phẩm nào không được ăn, tất cả đều có nghiên cứu. Vậy các bệnh nhân ung thư thường mắc phải những sai lầm nào?
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ. Lại có những bệnh nhân thậm chí trong một thời gian ngắn mà bồi bổ quá lượng các thực phẩm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. như vậy là không đúng.
Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Khi chức năng dạ dày bị suy yếu thì sẽ dẫn đến ăn uống kém hơn, dạ dày không kịp hồi phục, hình thành nên chu kỳ ác tính, không có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, các chuyên gia bệnh viện ung bướu kiến nghị, việc ăn uống của bệnh nhân ung thư nên thanh đạm và hợp khẩu vị, do điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ.
* Giảm bớt ăn uống
Từ lâu nay, có một quan điểm sai lầm luôn tồn tại ở một số bệnh nhân ung thư: ăn uống càng tốt thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, “bỏ đói” khối u.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp “bỏ đói khối u”. Nhưng do tình trạng dinh dưỡng của toàn cơ thể kém đi, thể lực giảm sút, nên không thể hoàn thành đủ lượng điều trị chống khối u ở bệnh là điều thường gặp. Vì thế, “bỏ đói khối u” không có cơ sở khoa học, không nên áp dụng. Và duy trì thể trạng dinh dưỡng đầy đủ mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị.
* Chế độ ăn uống vô phương
Rất nhiều bệnh nhân do lo lắng sau khi ăn uống khối u sẽ tái phát nên “đi lệch phương hướng”, chế độ ăn uống vô phương.
Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, “tác nhân gây bệnh” chủ yếu do hàm lượng chất kích thích chứa trong thức ăn, protein biến thể, histamin và các chất khác gây tái phát bệnh cũ, dị ứng da…Hiện nay y học hiện đại nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa có chứng minh nào về căn cứ chính xác cho cái gọi là “ chất tác nhân” nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tái phát ung thư. Và trong một số chất tác nhân có chứa hàm lượng protein, chất khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Các kiến nghị đưa ra rằng bệnh nhân ung thư không nên có “chế độ ăn uống” vô phương hướng. Cái gọi là “chế độ ăn uống” ở đây chính là căn cứ vào các loại bệnh khác nhau và tình trạng ăn uống hợp lý.
Ví dụ, bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, thực phẩm hun khói; bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh ăn thực phẩm thô, tránh thức ăn mốc; bệnh nhân bị cổ chướng nên hạn chế muối và nước; bệnh nhân bị tiểu cầu thấp, có hiện tượng chảy máu nhiều cần chú ý các loại thuốc và thực phẩm giúp lưu thông máu; bệnh nhân sau khi hóa trị có hiện tượng tiêu chảy cần chú ý ăn các thực phẩm thô xơ nhiều hơn một chút..
7. BỆNH NHÂN UNG THƯ CẦN CÓ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG KẾT HỢP NHƯ THẾ NÀO?
Việc duy trì sự sống cho bệnh nhân ung thư cần dựa vào những chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Vấn đề quan trọng nhất của bệnh nhân ung thư là thiếu chất dinh dưỡng, cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng là phương pháp quan trọng trong điều trị và chống lại ung thư. Kết hợp hợp lý các loại thức ăn cho bệnh nhân ung thư có thể nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và có tác dụng lớn đối với việc điều trị của bệnh nhân.
* Việc kết hợp các loại thức ăn cho bệnh nhân ung thư cần chú ý những điểm sau đây:
1. Cung cấp các loại thực phẩm chứa protein dễ tiêu hoá và hấp thụ như sữa, trứng gà, các loại cá, các thực phẩm từ đỗ, có thể nâng cao khả năng chống lại ung thư cho cơ thể. Trong đó sữa và trứng gà có thể cải thiện sự rối loạn protein sau xạ trị.
2. Ăn vừa đủ đường, bổ sung nhiệt lượng. Những bệnh nhân điều trị với lượng thuốc xạ trị lớn có thể làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể bệnh nhân bị tổn thương, glycogen giảm mạnh, axit lactic trong máu tăng cao, không thể xạ trị được nữa; mà chức năng insulin không đủ tăng thêm. Vì vậy hiệu quả của việc bổ sung glucose tốt, ngoài ra nên ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường như mật ong, cơm, mì, khoai tây để bổ sung nhiệt lượng.
3. Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng chống ung thư như ba ba, nấm, mộc nhĩ đen, rong biển, tỏi, cây hẹ và sữa ong chúa.
4. Vitamin A và C có tác dụng ngăn cản tế bào biến chứng thành ác tính và lây lan, tăng tính ổn định của tế bào biểu mô. Vitamin C còn có thể phòng tránh những triệu chứng thông thường do phóng xạ gây ra và có thể làm tăng mức tế bào bạch cầu; Vitamin E có thể thuc đẩy quá trình phân chia tế bào, làm chậm quá trình lão hoá của tế bào; Vitamin B1 có thể giúp bệnh nhân có cảm giác thèm ăn, giảm các triệu chứng do xạ trị gây nên. Vì vậy, nên ăn nhiều những thực phẩm có chứa những vitamin kể trên như rau củ quả tươi, dầu vừng, ngũ cốc, các loại đỗ và nội tạng động vật.
5. Những bệnh nhân điều trị xạ trị hay hoá chất thường nên ăn những đồ ăn lạnh, nước lạnh; còn những bệnh nhân bị cảm lạnh thì nên ăn các loại thực phẩm mang tính nóng.
6. Cần ăn đa dạng các loại thức ăn, chú ý đến màu sắc, hương, vị, và hình thức của món ăn, những yếu tố này có thể thúc đẩy cảm giác thèm ăn của bệnh nhân; khi nấu thức ăn cần nấu bằng phương pháp chưng, hấp, luộc, hầm, kiêng những thức ăn khó tiêu hoá, không được uống bia rượu.
7. Những bệnh nhân có khối u ở các cơ quan khác nhau sau khi phẫu thuật thường có hiện tượng khó nuốt, khó nhai, khó tiêu hoá hấp thụ thức ăn và thiếu nguyên tố vi lượng có thể cung cấp các loại thức ăn khác nhau và bổ sung các nguyên tố vi lượng bị thiếu tuỳ theo từng trường hợp, khi cần có thể dùng thêm các yếu tố dinh dưỡng tổng hợp để tăng sức đề kháng cho bệnh nhân.
8. CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG PHÒNG CHỐNG UNG THƯ MÙA XUÂN
Một năm bắt đầu bằng mùa xuân, con người nhất định cần chú ý việc ăn uống trong thời gian mùa xuân, kết hợp thực đơn hợp lý là nền móng cho bảo vệ sức khỏe. Mùa xuân là mùa của vạn vật phục hồi sinh sôi nhưng cũng là mùa thích hợp cho sự sự sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn, chúng ta có thể nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch qua việc ăn uống, từ đó tránh được các vi khuẩn xâm nhập và phòng tránh được ung thư.
* Bổ sung protein
Theo nghiên cứu cho thấy, tại vùng có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao, trong thành phần ăn của những người ở đây thiếu hụt lượng protein lớn. Bệnh nhân ung thư ăn nhiều thực phẩm chứa protein có thể nâng cao sức miễn dịch, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân.
* Ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin cao
Theo điều tra, hàm lượng vitamin C trong máu của bệnh nhân ung thư chỉ bằng 1/9 ~ 1/8 những người dân ở vùng có tỷ lệ ung thư thấp. Vitamin C có thể ức chế sự tổng hợp natri nitrit để hình thành chất nitrosamine trong cơ thể, giảm tỷ lệ mắc ung thư dạ dày. Ngoài ra, mắc ung thư da, ung thư niêm mạc cũng có mối liên quan chặt chẽ đến việc thiếu hụt vitamin B2. Do đó, chuyên gia ung thư của bệnh viện ung bướu đề nghị, chúng ta nên ăn nhiều những rau quả tươi có hàm lượng vitamin C cao.
* Bổ sung các nguyên tố vi lượng thích hợp
Thiếu các nguyên tố i-ốt, kẽm, đồng có thể có thể dẫn đến bệnh về tuyến giáp và làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp. Chế độ ăn ít i-ốt cũng sẽ thúc đẩy các bệnh ung thư có liên quan đến estrogen như ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng. Chuyên gia ung thư của bệnh viện ung bướu khuyên bạn,chúng ta có thể phòng tránh ung thư bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, hải sâm, tảo biển, trai, sứa…
Thiếu kẽm có thể có mối liên quan chặt chẽ đến việc mắc ung thư thực quản, theo điều tra, hàm lượng kẽm trong máu của bệnh nhân ung thư thực quản tương đối thấp, lượng kẽm trong tóc cũng thấp. Thiếu đồng và thiếu kẽm dẫn đến tình trạng tương tự nhau, trong đất, trong lương thực và trong huyết thanh của những người sinh sống trong vùng có tỷ lệ mắc ung thư thực quản cao thì hàm lượng đồng đều rất thấp. Những thực phẩm có hàm lượng kẽm nhiều bao gồm: ngũ cốc, các loại đậu, cá, hàu…; những thực phẩm có hàm lượng đồng cao bao gồm: đậu cô-ve, đậu tương, rau cải trắng…
* Thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất xơ (cellulose)
Theo đà phát triển, đời sống của người dân ngày càng tăng cao, con người ngày càng chú ý hơn đến vấn đề ăn uống, do đó dẫn đến lượng chất xơ thiếu hụt dần trong các bữa ăn. Cellulose mặc dù là chất đường không hấp thụ được nhưng nếu thiếu nó trong bữa ăn hàng ngày thì sẽ thúc đẩy nguy cơ ung thư đại tràng tăng cao.
Chuyên gia ung thư bệnh viện ung bướu cho biết, mắc bệnh ung thư đại tràng là do một số yếu tố kích thích (hoặc độc tố) lưu lại trong đường ruột thời gian quá lâu gây nên, ăn nhiều chất xơ có thể rút ngắn thời gian thực phẩm đi qua đường ruột, thúc đẩy những thực phẩm gây ung thư nhanh chóng bị thải ra ngoài. Những thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như: ngũ cốc, gạo lức, gạo lúa mạch, đậu tương, bột yến mạch…
9. 8 LOẠI THỰC PHẨM CHỦ CHỐT CHỐNG UNG THƯ
Với nghiên cứu chuyên sâu về bệnh ung thư và phát hiện ra rằng ăn một số thức ăn có thể ngăn ngừa một số loại ung thư, và có tác dụng rất tốt trong việc chống ung thư .Như vậy cụ thể bệnh ung thư nào nên ăn các loại thực phẩm gì? Sau đây chúng tôi giới thiệu với bạn tám loại thực phẩm có khả năng chống ung thư.
* Ung thư gan
Nấm. Được xem như là thức ăn chống ung thư tốt nhất, chẳng hạn như nấm bào ngư, nấm linh chi nâu, nấm hương , v.v…, bởi vì nó có chứa hoạt chất polysaccharide chống ung thư, có thể thúc đẩy sự hình thành kháng thể, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể chống lại khối u, ức chế sự tăng trưởng tế bào khối u, có thể ngăn ngừa cả ung thư hạch, ung thư ruột kết, và nhiều loại ung thư khác trong cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư gan, sẽ rất có lợi.
* Ung thư phổi
Rau bina. Rau bina chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây ra bởi các bệnh ung thư. Mỗi ngày ăn một bát rau bina có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi ít nhất một nửa.
* Ung thư dạ dày
Tỏi. Chuyên gia ung thư của Bệnh viện ung bướu cho biết những người thường xuyên ăn tỏi sống, nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày là rất thấp, bởi vì tỏi có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày, và đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư dạ dày. Và những người thường xuyên ăn hành tây thì tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cũng thấp hơn so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây là 25% . Ngoài ra, nên hạn chế ăn các thức ăn ngâm ướp, cá hun khói cũng là một cách tốt để ngăn ngừa căn bệnh ung thư dạ dày.
* Ung thư vú
Rong biển. Rong biển là không chỉ giàu vitamin E và chất xơ, mà còn chứa nguyên tố vi lượng i-ốt. Các nhà khoa học tin rằng sự thiếu hụt i-ốt là một trong những yếu tố đẫn đến nguy cơ ung thư vú, và do đó thường xuyên ăn rong biển có thể ngăn ngừa ung thư vú. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú của phụ nữ Nhật Bản tương đối, có thể liên quan đến việc thường xuyên ăn rong biển và thực phẩm tảo biển khác.
* Ung thư ruột kết
Củ riềng. Chuyên gia ung thư của bệnh viện ung bướu cho biết củ niễng, cần tây là các loại thực phẩm giàu chất xơ, thức ăn vào ruột, có thể tăng tốc độ đẩy nhanh các thực phẩm dư thừa, rút ngắn thời gian thực phẩm có chất độc hại lưu lại trong ruột , thúc đẩy sự bài tiết axit mật , rất hiệu quả trong việc phòng ngừa ung thư đại trực tràng.
* Ung thư cổ tử cung
Đậu nành. Sử dụng hạt đậu nành để chế biến đậu phụ, sữa đậu nành, có thể bổ sung phytoes- trogen, nó có chứa isoflavone, lignin được biết tới là chất có tác dụng chống oxy hóa, có thể ức chế sự phát triển của ung thư cổ tử cung, giảm sự phân chia của tế bào ung thư, đồng thời cũng rất hiệu quả ngăn ngừa khối u chuyển. Ngoài ra, chuyên gia ung thư Bệnh viện ung bướu nói ô mai, cà chua cũng là những thực phẩm tốt để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
* Ung thư da
Măng tây. Những năm gần đây, măng tây được thịnh hành trên thế giới xem như là một trong những món rau cải phổ biến trên bàn ăn, giàu vitamin, rutin, axit nucleic và các thành phần khác, đối ung thư hạch, ung thư bàng quang, ung thư da có những tác dụng nhất định.
* Ung thư tuyến tụy
Súp lơ. Nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng trên có thể liên quan đến việc trong thực phẩm có chứa axit folic tự nhiên. Trong khi đó, củ cải có chứa dầu mù tạt, khi tương tác với chất enzyme trong củ cải ,sẽ thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng sự thèm ăn, giúp tiêu hóa hiệu quả hơn. Trong những năm gần đây, nghiên cứu cho thấy, củ cải vì thế cũng có tác dụng ngăn ngừa ung thư tuyến tụy.
10. NHỮNG THỰC PHẨM CÓ MÀU SẮC SẼ GIÚP BẠN CÓ SỨC ĐỀ KHÁNG CHỐNG LẠI UNG THƯ
Bất cứ một loại thức ăn nào cũng không thể có tác dụng chống lại ung thư đơn rẽ được, nếu kết hợp các loại thức ăn một cách hợp lý sẽ có hiệu quả chống lại ung thư. Trong bữa ăn cần có sự cần bằng giữa các loại rau và thịt, tối thiểu 2/3 thức ăn từ thực vật, tối đa 1.3 thức ăn từ động vật. Dưới đây, chuyên gia của Bệnh viện Ung bướu sẽ giới thiệu cách kết hợp các loại thức ăn.
* Hoa quả ngũ sắc chống lại ung thư
Rau củ quả có chữa nhiều chất chống lại ung thư, mà màu sắc càng tươi thì chất dinh dưỡng càng phong phú. Những thức ăn này ngoài việc giúp bạn giữ gìn được sức khoẻ mà còn có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư.
* Những thực phẩm chống lại ung thư trong bữa sáng
Trong axit folic có chữa vitamin nhóm B có khả năng phòng tránh ung thư ruột kết, ung thư trực tràng và ung thư vú. Bạn có thể tìm thấy axit folic trong bữa sáng hằng ngày. Ngũ cốc và các sản phẩm từ bột mì là nguồn cung cấp axit folic rất tốt, và trong nước cam, chanh, dâu tây cũng có chứa hàm lượng axit folic rất phong phú.
* 10 loại rau giúp chống lại ung thư
Các loại rau như súp lơ xanh, rau cải hoa, bắp cải, cải xanh cải bruxen. Những loại rau này không những khiến chúng ra liên tưởng đến những món ăn ngon, quan trọng hơn là những thành phần dinh dưỡng có trong các loại rau này có thể giúp chúng ta chống lại các loại ung thư như ung thư ruột kết, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung…
* Những loại rau có lá màu xanh đậm
Trong các loại rau lá xanh như rau hẹ, rau diếp, cải xoăn, rau diếp xoăn và rau chân vịt có chứa nhiều chất xơ, axit folic và carotenoids, những chất này có thể bảo vệ chúng ta khỏi sự xâm nhập của các bệnh ung thư như ung thư khoang miệng, ung thư tuyến tuỵ, ung thư phổi, ung thư da và ung thư dạ dày.
* Quả việt quất có thể đem lại sức khoẻ cho bạn
Chất chống oxy hoá có trong quả việt quất có giá trị đối với sức khoẻ của con người, đầu tiên là tác dụng chống ung thư. Những chất chống oxy hoá này sẽ chống lại ung thư thông qua việc tiêu diệt các gen tự do gây hại cho tế bào khoẻ mạnh trong cơ thể. Có thể kết hợp quả việt quất với yến mạch, ngũ cốc khô, sữa chua thậm chí cả xà lách, từ đó có thể làm tăng khả năng hấp thụ của các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng này.
Chuyên gia Bệnh viện Ung bướu cũng khuyên rằng: một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp chúng ta phòng tránh và chống lại ung thư, nhưng nếu phát hiện ra mình mắc bệnh thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị.
11. KHÔNG PHẢI AI CŨNG THÍCH HỢP UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Lâu nay, sữa đậu nành được mệnh danh là “sữa thực vật”, do vừa có lợi cho sức khỏe vừa có thể làm đẹp nên rất được ưa chuộng trong thực đơn mỗi bữa sáng. Vậy thì sữa đậu nành có thực sự có thể phòng và chống ung thư không? Rốt cuộc thì uống sữa đậu nành tốt hay uống sữa tốt đây?
* Sữa đậu nành có thực sự có thể phòng và chống ung thư?
Hiện nay các phân tích cho rằng, trong sữa đậu nành có chứa nhiều soyasaponins, isoflavones, noãn hoàng tố, oligosaccharides, đây đều là những chất rất tốt cho cơ thể, có tác dụng giảm cholesterol trong cơ thể, sữa đậu nành say thủ công nếu không lọc quá kĩ thì còn có chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhất định đối với phòng và điều trị u ruột kết.
Nhưng đồng thời chúng ta cũng thường xuyên thấy những câu chuyện chống lại ung thư cổ xúc động lòng người, phương pháp mà người đó dùng không nhất thiết phải có căn cứ y học, càng không thể chỉ dựa vào đó mà kết luận được rằng chỉ cần dựa vào sữa đậu nành là có thể phòng và điều trị ung thư. Trong mỗi trường hợp lại có chứa những đặc điểm ngẫu nhiên, và những yếu tố không thể thiếu như trạng thái tâm lý, thể chất của bản thân, phẫu thuật và thuốc.
* Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành
Hiện nay vẫn có nhiều tranh luận trong giới lý luận y học về sữa đậu nành: một mặt, nhiều nhà dinh dưỡng học nhấn mạnh tác dụng dưỡng sinh của sữa đậu nành, ví dụ như chất isoflavones trong đậu nành có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho nữ giới, oligosaccharides có tác dụng cải thiện các loại vi khuẩn đường ruột. Nhưng một mặt khác, một nghiên cứu nước ngoài chỉ ra rằng: một liều lượng lớn isoflavones không những không thể phòng tránh ung thư vú mà còn có thể kích thích sự sinh trưởng của tế bào ung thư, vì vậy những phụ nữ có yếu tố nguy cơ mắc ung thư vú thì tốt nhất không nên hấp thụ nhiều isoflavones hay uống nhiều sữa đậu nành trong một thời gian dài.
Ngoài ra protein có trong đậu tương sẽ ngăn cản sự hấp thụ những nguyên tố sắt của cơ thể, nếu dùng quá nhiều đậu tương hay các thực phẩm làm từ đậu tương thì protein trong đậu tương sẽ ức chế 90% lượng hấp thụ sắt, sẽ khiến cho con người có một số triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt như mệt mỏi, thèm ngủ.
Chuên gia Bệnh viện Ung bướu cũng nhắc nhở rằng: người lớn mỗi ngày có thể uống 1-2 lần, mỗi lần uống 250-350ml, trẻ em mỗi lần uống 200-230ml. Nói chung, sữa đậu nành là bạn của con người nhưng không nên quá nhấn mạnh tác dụng đặc thủ của một loại thực phẩm nào mà cần đa dạng các loại thực phẩm, cân bằng trong ăn uống.
12. GIỚI THIỆU CÁC CÔNG THỨC NẤU ĂN GIÚP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Phòng chống ung thư” đã trở thành vấn đề ngày càng được đông đảo mọi người chú ý, dưới đây chuyên gia của bệnh viện ung bướu sẽ giới thiệu cho chúng ta các công thức nấu ăn hàng ngày giúp phòng chống ung thư, không những chế biến dễ dàng mà còn rất có hiệu quả trong phòng chống ung thư.
* Xào mướp đắng
Nguyên liệu: 500gr mướp đắng, 1 củ gừng, 1 củ hành tây.
Cách chế biến: Rửa sạch mướp đắng cắt mỏng, gừng tươi rửa sạch cắt nhỏ, hành tây rửa sạchcắt vừa ăn. Cho dầu vào nồi, cho mướp đắng, gừng, hành vào đảo nhẹ, thêmmuối và các gia vị món xào hợp khẩu vị là đã xong món mướp đắng xào.
Công dụng: thích hợp cho những bệnh nhân nam mắc ung thư hệ sinh dục, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, điều hòa tỳ vị.
* Trứng cuộn nấm
Nguyên liệu: nấm, trứng gà, dầu, gia vị…
Cách chế biến: cắt nhỏ nấm, xào qua với dầu ăn rồi cho ra bát, thêm vào 1 ít muối tinh; đập trứng vào bát đánh đều, rán mỏng thành lớp, cho nấm đã xào vào giữa và cuộn lại, rán qua thêm 1 lần nữa và xếp ra đĩa.
Công dụng: thích hợp cho bệnh nhân khẩu vị không tốt sau phẫu thuật hoặc hóa, xạ trị ung thư, làm một món khai vị rất tốt.
* Măng tây, nấm xào trứng thịt
Nguyên liệu: Măng tây 250gr, nấm 30gr, thịt nạc lợn 120gr, trứng gà 1 quả, hành tây 1 củ.
Cách chế biến:
1. Rửa sạch nấm, măng tây, hành thái vừa ăn; thịt lợn rửa sạch thái mỏng, cho vào bát cùng với trứng và trộn đều. cắt nhỏ nấm, xào qua với dầu ăn rồi cho ra bát, thêm vào 1 ít muối tinh; đập
2. Cho dầu ăn vào nồi, cho thịt sau khi đã trộn đều với trứng vào, đảo chín cho ra bát.
3. Cho hành vào chảo đảo đều, nhanh tay cho măng tây, nấm đã thái nhỏ vào, sau cùng cho thịt vừa xào và nêm gia vị vừa ăn là được.
Công dụng: Thích hợp cho những bệnh nhân ung thư suy nhược sức khỏe, bảo vệ tỳ, gan, cân bằng dinh dưỡng tốt cho dạ dày đường ruột.
Chuyên gia bệnh viện ung bướu nhắc nhở: Những món ăn phòng chống ung thư chỉ có thể điều hòa sức khỏe, nếu phát hiện mắc bệnh cần kịp thời đến bệnh viện để khám và điều trị.
13. GIẢI ĐÁP 3 SAI LẦM LỚN VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ
Rất nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị vốn không có cảm giác thèm ăn nhưng vẫn ép bản thân ăn thêm một chút canh bồi bổ, mà có một số bệnh nhân không chịu hấp thu các loại thịt nên phải thay bằng các loại rau củ quả, thậm chí có một số bệnh nhân còn hấp thụ quả nhiều thức ăn bổ dưỡng nhưng không phù hợp với mình, những điều này đều không khoa học. Dưới đây chuyên gia Bệnh viện Ung bướu sẽ phân tích cho chúng ta thấy những sai lầm trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư.
* Sai lầm 1: uống nhiều canh có thể bổ sung chất dinh dưỡng
Chúng ta thường thấy người nhà đến bệnh viện thăm bệnh nhân thường xách theo canh bổ, “uống nước canh là được, còn cái không ăn cũng không sao”, người nhà thường nói với bệnh nhân như vậy, bởi vì đa số mọi người đều cho rằng những chất tinh túy nhất đều ở trong nước canh rồi nhưng thực ra những chất dinh dưỡng trong nước canh rất ít, không đến 10% dinh dưỡng trong toàn bộ thực phẩm. Những rất nhiều bệnh nhân như bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư phổi hay bệnh nhân đang trong thời gian xạ trị thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn , vì vậy mà ăn cái đối với họ là rất khó. Vậy thì đối với nhóm bệnh nhân như vậy thì làm thế nào để có thể cân bằng dinh dưỡng?
Tips: thay đổi cơ cấu thực phẩm, cơ sở dinh dưỡng chủ yếu từ các loại ngũ cốc
Đối với bệnh nhân khó nuốt thì có thể thông qua việc thay đổi cơ cấu thực phẩm như xay ngũ cốc, thịt và rau nấu thành cháo hoặc hầm như thức ăn, như vậy không những có thể nâng cao lượng dinh dưỡng mà còn giúp bệnh nhân dễ hấp thụ. Còn các thực phẩm bổ dưỡng có thể có tác dụng bổ trợ chứ không thể được coi như thực phẩm chính.
* Sai lầm 2: Chỉ ăn rau không ăn thịt
Có một số bệnh nhân biết thể chất của mình không thích hợp hấp thu quá nhiều protein động vật nên đã từ đưa ra một kế hoạch ăn uống hà khắc cho mình. “Có bệnh nhân ung thư vú mỗi ngày ăn khoảng 1,5kg rau mà không hề ăn thịt”. Như vậy là không đúng bởi vì đã là bệnh nhân ung thư thì cũng cần một lượng protein động vật nhất định, nếu thiếu protein động vật sẽ dẫn đến sức đề kháng giảm sút và các bệnh biến chứng cũng nhiều hơn.
Tips: Hấp thụ vừa đủ lượng protein động vật
Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư cần phải cân bằng về dinh dưỡng, một lượng ngũ cốc, thịt, rau củ quả phù hợp đều rất cần thiết, chỉ hấp thụ một loại thực phẩm tất nhiên sẽ dẫn đến cung cấp thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy cần phải thêm một lượng protein động vật vừa đủ vào khẩu phần ăn để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
* Sai lầm 3: Làm theo kinh nghiệm ăn uống của bệnh nhân khác một cách mù quáng
Rất nhiều bệnh nhân trong thời gian điều trị thường giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong ăn uống với nhau những thể chất và bệnh tình của mỗi người khác nhau, không nên làm theo kinh nghiệm ăn uống của người khác một cách mù quáng.
Tips: Tìm một chế độ dinh dưỡng phù hợp với mình dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
Đối với bệnh nhân có điều kiện về kinh tế có thể lựa chọn thêm một số thực phẩm chức năng trên cơ sở các loại thực phẩm thông thường; bệnh nhân có kinh tế khó khăn hơn thì có thể ăn những thực phẩm dinh dưỡng cơ bản, không cần phải đi tìm những thực phẩm cao cấp. Trước khi lựa chọn một loại thực phẩm chức năng nào thì bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thông tin trong bài này chỉ nhằm mục đích tham khảo và không được xem như là việc chẩn đoán hay chữa trị một căn bệnh nào. Tất cả mọi vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần và thể chất nên được giám định bởi một bác sĩ có kiến thức trong việc chữa trị một căn bệnh cụ thể. Cả nhà xuất bản cũng như tác giả không trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra lời khuyên y tế, cũng không quy định bất kỳ biện pháp khắc phục hậu quả nào hoặc chịu trách nhiệm đối với những người tự ý điều trị bệnh cho chính mình.
© Copyright 2014 Kamerycah Inc. All Rights Reserved.