Home / Health&Beauty / CHẤT ĐẠM – NGUỒN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHỤC HỒI CƠ THỂ

CHẤT ĐẠM – NGUỒN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHỤC HỒI CƠ THỂ

Chất đạm (protein) là thành phần chủ đạo trong quá trình hình thành, tái tạo và nuôi dưỡng tế bào. Mỗi loại mô trong cơ thể, bao gồm xương, da, cơ và các cơ quan nội tạng đều có cấu trúc protein riêng để thực hiện các chức năng đặc thù. Ngoài ra, chất đạm còn là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng của cơ thể.

Vai trò của chất đạm (protein) là gì?

Protein là một trong những nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Protein từ thực phẩm chúng ta ăn vào được phân giải thành các axit amin và các peptit (các chuỗi axit amin) rồi mới hấp thu vào máu. Vì cấu trúc protein trong cơ thể chúng ta khác với cấu trúc protein trong thực phẩm, do vậy cơ thể phải tự sản xuất ra protein riêng bằng cách chọn những axit amin cần thiết từ thực phẩm và kết hợp chúng lại theo những trình tự nhất định. Quá trình đó gọi là sự tổng hợp protein.

Nhu cầu protein mỗi ngày là như thế nào?

Theo hướng dẫn về số lượng khuyến nghị mỗi ngày (RDA), lượng protein mà người trưởng thành cần là: 45g với nữ trong độ tuổi 19-50 và 55,5 đối với nam trong độ tuổi 19-50.

Các nguồn cung cấp protein cần có trong khẩu phần ăn hàng ngày

Sở dĩ có sự khác biệt về nhu cầu protein là bởi vì nhìn chung cơ thể nam giới có khối lượng cơ nhiều hơn cơ thể nữ giới. Nhu cầu protein hằng ngày được xác định bổi nhu cầu năng lượng và nhu cầu của cơ thể đối với các loại axit amin khác nhau. Các hoạt động thể chất sẽ làm tăng nhu cầu hấp thu protein. Nhu cầu protein sẽ cao hơn trong giai đoạn ấu thơ vì cơ thể trẻ rất cần protein để phát triển. Các phụ nữ trong thai kỳ hoặc trong giai đoạn cho con bú cũng cần nhiều protein hơn. Hoặc khi cơ thể cần hồi phục sau giai đoạn dinh dưỡng kém, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, nhu cầu protein cũng sẽ tăng cao.

Do sự tổng hợp rotein không ngừng diễn ra trong cơ thể nên dù không thuộc những nhóm người trên cũng cần bổ sung lượng protein thích hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nếu không được cung cấp đủ lương protein, cơ thể sẽ sử dụng protein trong các khối cơ làm giảm khối lượng cơ bắp của chúng ta.

Tình trạng thiếu hụt protein

Phụ nữ mang thai hoặc tỏng gia đoạn cho con bú là một trong những đối tượng dễ bị thiếu hụt protein

Tình trạng này thường xảy ra ở những người đang ăn kiêng để giảm cân, hoặc với những người cao tuổi ăn uống kém. Bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật, chấn thương hoặc bệnh tật cũng có thể bị thiếu protein nếu họ không gia tăng lượng protein trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sự thiếu hụt cũng xảy ra nếu loại protein ăn vào không cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần.

Nguy cơ khi bị thừa protein

Vì cơ thể không thể dự trữ protein (chỉ có thể dự trữ chất béo!!!) nên protein vào cơ thể phải được phân giải hết, lượng dư thừa từ thức ăn sẽ được thải ra ngoài. Gan sẽ tách Nitơ ra khỏi các axit amin để chúng được đốt cháy như nhiên liệu, khiến cơ thể thải ra nhiều nhiệt lượng. Nitơ còn được hòa tan vào nước tiểu và được thận thải ra ngoài. Bình thường 2 cơ quan này có thể xử lý tốt lượng protein dư thừa, nhưng nếu thận bị bệnh thì phải giảm lượng protein ăn vào (theo khuyến nghị của bác sĩ).

Dư thừa protein cũng có thể cản trở hấp thu canxi và về lâu về dài sẽ dẫn đến bệnh loãng xương.Quá nhiều protein gây dư thừa axit uric, lượng dư thừa này sẽ kêt lại thành các tinh thể đóng ở các khớp, gây đau đớn, sinh ra bệnh Gout. Nhất là nguồn protein động vật, đặc biệt các loại thịt đỏ, do chưa nhiều chất béo bão hòa nên  việc tiêu thụ các loại thức ăn này còn làm tăng lượng chất béo bão hòa trong cơ thể.

Check Also

Bộ ba xe, pháo, mã trong dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe toàn diện

Khi nghĩ đến việc nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa dịch bệnh, ta thường ...

Loading Facebook Comments ...

Leave a Reply

Your email address will not be published.